Hiện cả nước chuẩn bị các phương án thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã để tiến tới mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở (cấp xã).
Chính vì vậy, tổ chức bộ máy của cấp xã tới đây sẽ có nhiều thay đổi:
- Dự kiến cả nước sẽ còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã thay vì 10.035 như hiện nay.
- Cấp xã sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay; được trao nhiều quyền hạn hơn và sẽ có trung tâm hành chính công.
- Một số cán bộ công chức cấp huyện, cấp tỉnh sẽ về xã.
- Sẽ thực hiện chế độ công chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh.
Trước mắt, Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã nhưng trong vòng 5 năm sau khi sắp xếp sẽ thực hiện tinh giản cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
VietNamNet thực hiện loạt bài “Sáp nhập xã: Ai đi, ai ở?” ghi nhận những câu chuyện thực tế từ đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc ở xã, từ đó đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính.
'Thời gian đầu về xã, tôi rất bỡ ngỡ'
Tốt nghiệp đại học, anh T. về công tác tại một phòng của một huyện ở Thanh Hóa. Sau những năm tháng nỗ lực phấn đấu, anh được bổ nhiệm làm phó phòng. Nhận thấy năng lực của T. tốt, có tố chất, chuyên môn tốt nên lãnh đạo huyện đã điều động anh về cơ sở làm chủ tịch xã. Mục đích anh T. về xã công tác là để phát huy từ cơ sở, tạo nguồn nhân lực cho huyện. Theo chia sẻ của anh T., thời điểm anh được điều động về xã cũng là lúc tình hình địa phương đang rất phức tạp về công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, người dân có nhiều đơn từ kiện cáo.
Yếu tố “tiên quyết” đầy lo lắng
Trường hợp anh K. cũng tương tự. Là một chủ tịch xã, anh cho biết hằng năm, huyện đều có các đợt luân chuyển cán bộ từ xã này sang xã khác, từ huyện về xã để thay thế những người yếu kém. Đầu năm 2024, khi đang là phó phòng ở huyện, anh K. được điều động, bổ nhiệm làm chủ tịch xã. Tính đến thời điểm này, anh mới giữ chức chủ tịch được hơn 1 năm.
(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Lo ít có cơ hội 'làm người ở lại', nhiều bí thư, ch𒀰ủ tịch xã xin n🃏ghỉ hưu sớm
Dù đang còn 5-10 năm công tác nhưng nhiều bí thư, chủ tịch xã ở Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi vì lo ngại ít có cơ hội được tỉnh chọn "làm người ở lại".

Thâm niên 15 năꦯm, công c♛hức xã sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng sau sáp nhập
Công tác tại xã gần 15 năm, anh Lê Doãn Trình cho rằng chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính là đúng đắn và luôn trong tâm thế sẵn sàng nghỉ việc nếu không đáp ứng yêu cầu.

Nỗi niềm của trí thứ�൩�c trẻ đại học chính quy về xã 10 năm chưa vào biên chế
Nhiều đội viên của Đề án 500 trí thức trẻ đến nay vẫn chỉ ký hợp đồng lao động có thời hạn, không được vào biên chế công chức. Họ lo lắng mình sẽ là đối tượng bị tinh giản đầu tiên khi thực hiện chủ trương sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện.